ĐẢNG BỘ HUYỆN ĐỨC THỌ

ĐẢNG ỦY XÃ ĐỨC ĐỒNG

*

Số 57 -QĐ/ĐU

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 

Đức Đồng, ngày  26  tháng  10 năm 2018

QUYẾT ĐỊNH

ban hành Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân

trên địa bàn xã Đức Đồng

--------------

 

- Căn cứ Điều lệ Đảng Công sản Việt Nam;

- Căn cứ Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới; Quyết định số 290-QĐ/TW, ngày 25/02/2010 của Bộ Chính trị khóa X về “Qui chế dân vận của hệ thống chính trị” Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về ban hành “Qui định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”;

- Căn cứ Quyết định số 573 - QĐ/HU về việc ban hành Qui chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với nhân dân trên địa bàn huyện Đức Thọ;

- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ xã Đức Đồng nhiệm kỳ 2015- 2020;

- Xét đề nghị của Tổ chức, Văn phòng Đảng ủy.

BAN THƯỜNG VỤ ĐẢNG ỦY QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân trên địa bàn xã Đức Đồng.

Điều 2.Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký

Thường trực HĐND- UBND, UB MTTQ, Các cấp ủy chi bộ trực thuộc, các tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thực hiện.

Nơi nhận

- TT Huyện ủy (báo cáo);

- Ban Dân vận Huyện ủy(b/c);                                            

- Thường trực HĐND, UBND, MTTQ xã;

- Các đ/c Ủy viên Ban Chấp Hành Đảng bộ;

- Các chi bộ trực thuộc;                                   

- Các Ban, ngành đoàn thể xã;

- Lưu VP/ĐU.

T/M BAN THƯỜNG VỤ

BÍ THƯ

Nguyễn Hữu Vấn

QUY CHẾ

tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân trên địa bàn xã Đức Đồng

(Ban hành kèm theo Quyết định 57 - QĐ/ĐU ngày26/10 /2018 của Đảngủy).

-------------------

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1.Phạm vi điều chỉnh

1. Quy chế này quy định về phạm vi, mục đích, thành phần, nguyên tắc, nội dung, hình thức, chế độ,trình tự, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền xã Đức Đồng trong việc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp vớinhân dân trên địa bàn xã.

2. Qui chế này không điều chỉnh việc tiếp xúc, đối thoại qui định tại Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân.

          Điều 2.Mục đích

1. Góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quản l‎ý điều hành của chính quyềnđịa phương. Tăng cường, củng cố mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, phát huy và mở rộng quyền làm chủ của nhân dân.

2. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ trương, chính sách của cấp ủy, chính quyền địa phương. Làm cho nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về đường lối, chủ trương của Đảng, những thuận lợi, khó khăn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền góp phần củng cố, tăng cường sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng và khối đại đoàn kết toàn dân.

3. Tăng cường hiệu quả nắm bắt thông tin, tâm tư, nguyện vọng chính đáng, những phán ánh, kiến nghị, đề xuất của người dân; kịp thời phát hiện các vấn đề vướng mắc, phát sinh để giải quyết và bổ sung, điều chỉnh các chủ trương, chính sách, qui định phù hợp với tình hình thực tiễn;tổng hợp, báo cáo các kiến nghị, đề xuất của nhân dân lên cấp trên giải quyết theo thẩm quyền.

4. Tạo điều kiện để nhân dân phát huy vai trò giám sát, kiểm tra đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy đảng, chính quyền xã.

Điều 3. Chủ trì và đối tượng tiếp xúc, đối thoại

1. Chủ trì tiếp xúc, đối thoại, gồm:  Bí thư Đảng ủy xã; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.

Đối tượng tiếp xúc, đối thoại, gồm: Các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự, nhân dânxã nhà.

Điều 4.Nguyên tắc tiếp xúc, đối thoại

1. Tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân phải tuân thủ các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của Chính quyền các cấp, phát huy vai trò  của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Được tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, công tác chuẩn bị phải chu đáo, lựa chọn nội dung có tính trọng tâm, trọng điểm, ảnh hưởng rộng, trực tiếp đến cuộc sống của người dân và những nhiệm vụ quan trọng khác.

2. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương trực tiếp thực hiện việc tiếp xúc, đối thoại với nhân dân. Trong một số trường hợp đặc biệt cần thiết thìđề nghị cấp trên , các Tổ chức, cơ quan liên quan phối hợp tổ chức đối thoại.

3. Người chủ trì tiếp xúc, đối thoại có quyền từ chối tiếp xúc, đối thoại với  người có hành vi gây rối trật tự công cộng; người lợi dụng đối thoại để xuyên tạc, kích động nhằm bôi nhọ, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của tổ chức, cá nhân.

Chương II

NỘI DUNG, HÌNH THỨC, CHẾ ĐỘ, THÀNH PHẦN,

TRÌNH TỰ TIẾP XÚC, ĐỐI THOẠI

Điều 5.Nội dung đối thoại

1. Thông qua tiếp xúc, đối thoại để làm rõ cho nhân dân về chủ trương, Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước và các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện của các cấp ủy Đảng, Chính quyền trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị và ý kiến của nhân dân.

2. Đối thoại về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, điều hành của Chính quyền; thái độ, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; vai trò của người đứng đầu trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao.

3. Đối thoại về các vấn đề bất cập, nổi cộm trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh trật tự; công tác xây dựng Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn( trừ những nội dung liên quan đến bí mật nhà nước, và các qui định khác của Pháp luật).

4. Nghe, trả lời, chỉ đạo giải quyết kịp thời những nội dung phản ánh, kiến nghị, đề xuất chính đáng, hợp pháp của nhân dân; tiếp thu, tổng hợp đề xuất xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh, kiến nghị của nhân dân thuộc thẩm quyền cấp trên theo qui định.

Điều 6. Hình thức, chế độ, thành phần tiếp xúc, đối thoại

1. Hình thức đối thoại: Đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy; chính quyền xã với đại diện nhân; cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên của các đoàn thể quần chúng trong phạm vi toàn xã;

2. Chế độ tiếp xúc, đối thoại:Tiếp xúc, đối thoại theođịnh kỳ, đột xuất hoặc chuyên đề. Tiếp xúc định kỳ 1 năm hai lần; tiếp xúc đột xuất hoặc chuyên đề tùy thuộc vào tình hình cụ thể từng thời điểm thực hiện nhiệm vụ để quyết định, đặc biệt quan tâm những vấn đề mới, phát sinh, nổi cộm. Thời gian tiếp xúc phụ thuộc vào tính chất, nội dung, số lượng ý‎ kiến của nhân dân nhưng phải đảm bảo để chủ trì trả lời, giải quyết thấu đáo các phản ánh, kiến nghị của nhân dân nêu ra tại cuộc tiếp xúc, đối thoại.

3. Thành phần tiếp xúc, đối thoại

* Đại biểu cấp trên tham dự đối thoại:Khi có vấn đề cần giải quyết kiến nghị của nhân dân mà liên quan đến thẩm quyền cấp trên giải quyết thì xã báo cáo, kính mời đại diện người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức, ban ngành cấp trên dự chỉ đạo và có ý kiến tại hôi nghị đối thoại.

* Cấp xã tổ chức đối thoại: Người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội xã, cán bộ tham mưu, giúp việc, công chức chuyên môn có liên quan nội dung, chủ đề đối thoại. Cấp ủy, Ban chỉ huy thôn, Ban công tác mặt trận Thôn và toàn thể nhân dân.

* Đối tượng đối thoại: Đại diện tổ chức, tập thể, cá nhân có ý kiến phản ánh, kiến nghị, và những người dân quan tâm đến chủ đề, nội dung cuộc đối thoại.

Điều 7.Công tác chuẩn bị trước khi tiếp xúc, đối thoại:

Người đứng đầu cấp ủy, chính quyềnxãchỉ đạo các ban, ngành, cán bộ chuyên môn phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội tổng hợp‎  ý kiến nhân dân.

Chỉ đạo văn phòng cấp ủy, văn phòng Hội đồng nhân dân, văn phòng ủy ban nhân dân chuẩn bị chu đáo nội dung tiếp xúc, đối thoại với nhân dân:

- Trên cơ sở ý kiến đã được Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội, các ngànhtổng hợp; phân loại, lựa chọn nội dung có tính cấp thiết để tham mưu giao các ban, ngành, cán bộ công chức chuyên môn chuẩn bị tốt nội dung đảm bảo ngắn gọn, dễ hiểu để tiếp xúc, đối thoại với nhân dân.

- Tham mưu chương trình, kế hoạch, nội qui của hội nghị tiếp xúc, đối thoại;

- Thông báo thời gian, địa điểm, chủ đề, nội dung của buổi tiếp xúc chậm nhất trước 3ngàytính từ ngày tổ chức tiếp xúc, đối thoại để nhân dân biết và chuẩn bị ý kiến.Mời đại diện các tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp đến nội dung đối thoại dự, tiếp thu, trả lời, tham mưu giải quyết các đề xuất, kiến nghị chính đáng của nhân dân trong và sau hội nghị tiếp xúc.

Điều 8. Trình tự tiếp xúc, đối thoại

- Văn phòng cấp ủy tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, thành phần tham dự,giới thiệu chủ trì, thư ký buổi  tiếp xúc. Thông qua chương trình, nội qui của hội nghị tiếp xúc, đối thoại.

- Chủ trì buổi tiếp xúc nêumục đích, yêu cầu,nội dung của buổi tiếp xúc.

- Nhân dân phát biểu ý kiến trực tiếp tại hội nghị và thư ký tiếp nhận, tổng hợp chuyển đến chủ trì đối thoại câu hỏi do nhân dân gửi tại hội nghị.

- Chủ trì trả lời hoặc mời đại diện ban, ngành, cán bộ công chức chuyên môn liên quan trả lời ý kiến của nhân dân tại buổi tiếp xúc, đối thoại. Những ý kiến chưa trả lời, giải quyết được tại hội nghị chủ trì tiếp thu giao các ban, ngành, công chức liên quan nghiên cứu tham mưu giải quyết kịp thời và trả lời sớm nhất cho nhân dân; những ý kiến nằm ngoài thẩm quyền của địa phương, chủ trì tiếp thu nghiên cứu, kiến nghị cấp trên giải quyết, trả lời cho nhân dân theo qui định.

- Kết luận rõ nội dung đã tiếp xúc, đối thoại theo tinh thần những nội dung đã thống nhất tại hội nghị; những nội dung giao các ban, ngành, công chức chuyên môn giải quyết, thời hạn giải quyết; những nội dung tiếp thu, tổng hợp kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết theo qui định.

- Kết thúc hội nghị tiếp xúc, đối thoại.

Điều 9. Công việc sau khi tiếp xúc, đối thoại

Sau buổi tiếp xúcđối thoại, chủ trì hội nghị tổ chức rút kinh nghiệm, giao Văn phòng cấp ủythông báo kết luận hội nghị tiếp xúc, đối thoại; báo cáo Cấp ủy, chính quyền cấp trên trực tiếp; phân công các thành viên thực hiện các nhiệm vụ:

1. Chậm nhất 15 ngày làm việc sau tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, ngoài những ý kiến đã được trả lời, giải quyết tại buổi tiếp xúc, đối thoại; Văn phòng cấp ủythông báo ý kiến kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền đến tổ chức, ban ngành, cán bộ công chức liên quan tham mưu giải quyết và trả lời những ý kiến, kiến nghị chưa được trả lời, xử lý‎ tại buổi tiếp xúc, đối thoại với nhân dân.

2. Chậm nhất 30 ngày làm việc, các ban ngành, cán bộ công chức liên quan phải báo cáo bằng văn bản kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị chưa được trả lời, giải quyết tại hội nghị tiếp xúc, đối thoại với Người đứng đầu cấp ủy, Chính quyền để chỉ đạo thông báo đến người dân hoặc tổ chức có ý kiến.

3. Chậm nhất 10 ngày làm việc, những nội dung vượt thẩm quyền của cấp ủy, chính quyền xã phải gửi đến cấp trên có thẩm quyền, trách nhiệm liên quan xem xét, trả lời, giải quyết theo qui định.

Chương III

                QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ TRÌ

VÀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA TIẾP XÚC, ĐỐI THOẠI

Điều 10. Trách nhiệm của chủ trì tiếp xúc, đối thoại

1. Chỉ đạo văn phòng cấp ủy, văn phòng Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân phối hợp các ban ngành, cán bộ công chức liên quan chuẩn bị tốt nội dung tiếp xúc, đối thoại với nhân dân;

2. Thái độ ứng xử hòa nhã, lịch sự, tôn trọng nhân dân, trực tiếp trả lời hoặc giao cán bộ thuộc quyền quản lý trả lời ý kiến nhân dân, phải đi thẳng vào các vấn đề được nêu ra, ngắn gọn dễ hiểu, không vòng vo hoặc né tránh, cầu thị lắng nghe và tiếp thu ý kiến nhân dân, điều hành đảm bảo dân chủ, khách quan; kết luận hội nghị phải cụ thể, rõ ràng.

3. Trực tiếp giải quyết và chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc giải quyết những vấn đề kiến nghị chính đáng của nhân dân;các vấn đề thuộc thẩm quyền cấp trên gửi đề nghị bằng văn bản trong thời hạn đã qui định.

5. Sau tiếp xúc, đối thoại tổ chức rút kinh nghiệm, phân công nhiệm vụ cho cán bộ chuyên môn, văn phòng triển khai các công việc sau tiếp xúc theo quy chế.

Điều 11. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi tham gia tiếp xúc, đối thoại

1. Trình bày ý kiến trực tiếp hoặc gửi ý kiến bằng văn bản về nội dung phản ánh, kiến nghị. Được giải đáp, hướng dẫn, giải quyết hoặc đề nghị lên cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết những vấn đề phản ánh, kiến nghị.

2. Chấp hành nghiêm túc nội qui hội nghị, qui chế tiếp xúc, đối thoại. Giữ gìn an ninh, trật tự và vệ sinh chung nơi tổ chức tiếp xúc, đối thoại. Nội dung phản ánh, kiến nghị phải đảm bảo chính xác, trung thực, khách quan, có căn cứ.

3. Có thái độ tôn trọng và chấp hành sự điều hành của người chủ trì tiếp xúc, đối thoại; lắng nghe, tiếp thu ý kiến trả lời, giải quyết của chủ trì hội nghị. Đối với vấn đề trả lời, giải quyết của chủ trì hội nghị chưa rõ, chưa thỏa đáng thì tiếp tục có ý kiến, trao đổi và được trả lời, giải quyết.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền

1. Lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm túc qui chế, chương trình, kế hoạch tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền với nhân dân.

2. Chỉ đạo các ban, ngành, cán bộ công chức tham mưuphối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội, các đơn vị thôn chuẩn bị tốt nội dung và các điều kiện đảm bảo để tổ chức tốt hội nghị tiếp xúc, đối thoại.

3. Theo giỏi, lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát việc việc giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyềnđã được kết luận tại hội nghị tiếp xúc đối thoại; kiến nghị lên cấp trên giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền.

Điều 13. Đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Chính trị - xã hội

1. Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, qui chế tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền với nhân dân, văn bản của Đảng, chính quyền về xây dựng và thực hiện qui chế dân chủ cơ sở. Xây dựng qui chế đối thoại của người đứng đầu Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội với nhân dân;

2. Nắm chắc tình hình nhân dân, nhất là những vấn đề bức xúc, nổi cộm; tổng hợp, phối hợp với các ban nhành, cán bộ công chức chuyên môn tham mưu lựa chọn nội dung để tổ chức các hội nghị tiếp xúc, đối thoại với nhân dân thiết thực, hiệu quả.

3. Phối hợp giải quyết và giám sát, phản biện việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của nhân dântheo kết luận của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền sau tiếp xúc, đối thoại với nhân dân.

Điều 14.Đối với cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy, chính quyền

1. Văn phòng Đảng ủy – HĐND- UBND chủ trì tham mưu phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội, các ban, ngành, cán bộ coogn chức liên quan lựa chọn, đề xuất với Người đứng đầunội dung tiếp xúc, đối thoại với cán bộ, đảng viên và nhân dân; chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần thiết để tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại; thông báo kết luận của người đứng đầu cấp ủy sau hội nghị tiếp xúc, đối thoại.

2. Ban Công an xã chủ trì phối hợp các lực lượng đảm bảo an ninh, trật tự nơi diễn ra hội nghị tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền với cán bộ, đảng viên và nhân dân theo qui chế.

Qui chế này được phổ biến đến cán bộ, đảng viên và các nhân dân trong toàn xã.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
     Bình chọn
    Thống kê: 134.742
    Online: 40