HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH
(?) Đối với hợp đồng, giao dịch có từ 02 trang trở lên, thì khi thực hiện chứng thực, người yêu cầu chứng thực có phải ký vào từng trang hợp đồng, giao dịch không?
Đối với hợp đồng, giao dịch có từ 02 trang trở lên, thì khi thực hiện chứng thực, người yêu cầu chứng thực có phải ký vào từng trang hợp đồng, giao dịch không?
Trả lời có tính chất tham khảo
Khoản 4 Điều 36 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định:
“…Đối với hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của hợp đồng, giao dịch…”
|
(?) Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực được thực hiện khi nào?
Việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực được thực hiện khi nào?
Trả lời có tính chất tham khảo
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thì việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực chỉ được thực hiện khi có thỏa thuận bằng văn bản của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
|
(?) Cơ quan nào có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực?
Cơ quan nào có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực?
Trả lời có tính chất tham khảo
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thì việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch được thực hiện tại cơ quan đã chứng thực hợp đồng, giao dịch. Trường hợp sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể chứng thực tại bất kỳ cơ quan có thẩm quyền chứng thực nào.
|
(?) Việc sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực được thực hiện thế nào?
Việc sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực được thực hiện khi nào và thực hiện như thế nào?
Trả lời có tính chất tham khảo
Khoản 1 Điều 39 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định việc sửa lỗi sai sót trong khi ghi chép, đánh máy, in hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực được thực hiện theo thỏa thuận bằng văn bản của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, nếu không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của các bên và được thực hiện tại cơ quan đã chứng thực hợp đồng, giao dịch.
|
Khoản 2 Điều 39 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định người thực hiện chứng thực gạch chân lỗi sai sót cần sửa, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào bên lề của hợp đồng, giao dịch nội dung đã sửa, họ tên, chữ ký của người sửa, ngày tháng năm sửa.
(?) Sửa lỗi sai sót đối với hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực khi một trong các bên tham gia hợp đồng, giao dịch đã chết, mất tích
Việc sửa lỗi sai sót đối với hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực khi một trong các bên tham gia hợp đồng, giao dịch đã chết, mất tích được thực hiện như thế nào?
Trả lời có tính chất tham khảo
Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định việc sửa lỗi sai sót trong khi ghi chép, đánh máy, in hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực được thực hiện theo thỏa thuận bằng văn bản của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, nếu không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của các bên và được thực hiện tại cơ quan đã chứng thực hợp đồng, giao dịch. Như vậy, việc sửa chữa sai sót khi ghi chép, đánh máy, in hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải có thỏa thuận bằng văn bản của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, nghĩa là các bên phải còn sống vào thời điểm yêu cầu.
|
Do đó, trường hợp các bên đã chết hoặc người lập di chúc đã chết thì không thực hiện chứng thực đối với yêu cầu sửa lỗi trong hợp đồng, giao dịch, nhất là di chúc.
Nguồn: Bộ Tư pháp