UỶ BAN NHÂN DÂN

 XÃ ĐỨC ĐỒNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 497/UBND - KHNN

      Đức Đồng, ngày 6  thán 12 năm 2022

KẾ HOẠCH

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NĂM  2023

Phần I

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP NĂM 2022

 

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH.

 1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sản xuất

Tổng diện chích gieo trồng 901,6 ha/1015 ha. Đạt 88,8% KH

Tổng sản lượng lương thực quy thóc 2818/3.403 tấn đạt 82,8% KH

* Cây lúa: 360 ha/ 365 ha đạt 98.6% KH sản lượng 1566 tấn/ 2147 tấn đạt 72.9 % KH, bằng 72.1% so với cùng kỳ năm trước.

* Cây ngô: 292 ha/ 270 ha đạt 108,1% KH, Sản lượng 1.168/1.256 đạt 92.9% bằng 112.3% so với cùng kỳ năm trước .

* Cây đậu: 70 ha/160ha đạt 43.8% KH, bằng 66.6% so với cùng kỳ năm trước. sản lượng 84 tấn/192 tấn, đạt 43.8 % KH.

* Cây lạc: 120 ha/180 ha đạt 66% KH, bằng 68.1% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng 384 tấn/486 tấn, đạt 79% KH.

* Khoai lang 14 ha; sản lượng 84 tấn.

* Rau các loại 45,6 ha./40 ha  Đạt 114% KH

 + Chăn nuôi. Tổng đàn trâu, bò, bê, nghé 3466con/3430con đạt 101% KH;

Tổng đàn lợn: 1487/1450 con đạt 102.5% KH. Gia cầm; 78.200 con /65.650 con đạt 119.3% KH. Dịch tả lợn châu phi trên địa bàn chết 21 con với trọng lượng 355.7kg .

  • Thú y:

Kết quả tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đợt I:

- Viêm da nổi cục: 927con/ 1635 con đạt 56% KH.

- Vắc xin LMLM- THT: 770/1635 con đạt 47%.

- Phòng dại chó đạt 150/500 con đạt tỷ lệ 30%.

Kết quả tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đợt II:

Đến nay đã tiêm được 666/1635 con trâu bò bê nghé đạt 40,7 %.

  - Lâm nghiệp: trồng mới chăm sóc 11 ha rừng, làm tốt công tác phòng chống cháy rừng,

- Thuỷ sản: Diện tích nuôi trồng 47/ 47 ha; đạt 100% kế hoạch.

          2. Xây dựng kênh mương thủy lợi nội đồng:

          Xây dựng mới 80/300 m . Đạt 26,6%

          3. Công tác xây dựng nâng cấp mô hình; chỉnh trang vườn hộ, xây dựng vườn mẫu:

Đến nay đã có 6 mô hình chăn nuôi tổng hợp trong đó có 3 mô hình vừa 3 mô hình nhỏ bao gồm: Đồng Tâm 01; Thanh Sơn 1; Phúc Hòa 1; Đồng Vịnh 1 Hồng Hoa 1;  Lai Đồng 1,

Cải tạo, chỉnh trang 210 vườn và xây dựng được 8 vườn mẫu. 

           4. Kết quả thực hiện các chính sách.

- Thực hiện nghị định 35/CP và NĐ 62 của chính phủ sửa đổi một số điều NĐ 35 về hỗ trợ giống lúa với số tiền trên 300 triệu đồng. ( 50% Giống lúa)

II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC PHỤC VỤ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN CÁC LĨNH VỰC.

1. Công tác quản lý vật tư nông nghiệp, ATVS thực phẩm:

Định kỳ kiểm tra ký cam kết không sử dụng chất cấm trong SX chăn nuôi và trồng cây ăn quả.

2. Công tác quản lý giết mổ.

Tất cả các hộ giết mổ trên địa bàn đều thực hiện theo quy định, không mua gia súc trên địa bàn có dịch về kinh doanh tất cả sản phẩm trước khi vào chợ đều được đóng dấu kiểm soát. 

3. Công tác thú y.

Mặc dù diễn biến tình hình dịch bênh trên đàn gia súc hết sức phức tạp như dịch VDNC trên đàn trâu bò, bê nghé, dịch tả châu Phi trên đàn lợn tuy nhiên kết quả tiêm phòng vẫn đạt thấp.

4. Công tác bảo vệ thực vật:

Căn cứ vào dự thính dự báo của TTƯDKHCN & BVCTVN của huyện, thường xuyên kiểm tra và ban hành văn bản triển khai hướng dẫn và đôn đốc kịp thời đã hạn chế thấp nhất do dich hại gây ra.

III. TỒN TẠI, HẠN CHẾ. NGUYÊN NHÂN

1. Tồn tại, hạn chế.

- Việc triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại sản xuất phát triển các sản phẩm chủ lực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chủ lực theo hướng tập trung, hàng hóa có liên kết trong sản xuất còn chậm, chưa thực hiện được công tác phả bỏ bờ vùng bờ thửa để tổ chức sản xuất tập trung;

- Việc chấp hành lịch thời vụ còn tùy tiện, cơ cấu giống chưa thực hiện được, tình trạng gieo thẳng  ngày càng nhiều dẫn đến cho năng suất thấp, ruộng đất có chiều hướng bỏ hoang  không sản xuất ,

- Mô hình kinh tế trong phát triển sản xuất nông nghiệp chưa nhiều, còn ở dạng quy mô nhỏ thiếu tính bền vững, chưa phát huy được lợi thế của địa bàn xã, việc liên doanh liên kết với các doanh nghiệp còn khó khăn

- Việc ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất còn rất hạn chế.

- Chưa xây dựng được sản phẩm ocop.

2. Nguyên nhân:

a. Nguyên nhân khách quan:

- Sự biến đổi của khí hậu tác động lớn đến sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi, các đối tượng dịch hại phát sinh, diễn biến phức tạp khó phòng trừ;

- Lực lượng lao động sản xuất nông nghiệp ngày càng ít, một số lượng không ít là lao động chính đã chuyển sang sản xuất công nghiệp, hiện tượng già hóa ngày càng nhiều dẫn tới quá trình thực hiện các khâu kỹ thuật trong canh tác bị hạn chế.

- Giá cả vật tư nông nghiệp quá cao, sản phẩm của nông dân bán giá rẻ  và có những mặt hàng như cây ăn quả sản xuất ra không tiêu thụ được, dẫn đến thu nhập trong sản xuất nông nghiệp đạt thấp.

- Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc , đàn lợn vẫn còn , ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư chăn nuôi và tổng đàn trên toàn xã.

b. Nguyên nhân chủ quan:

- Công tác thông tin tuyên truyền còn hạn chế việc ban hành văn bản chưa kịp thời , nhiều đơn vị thôn xóm chưa quan tâm việc triển khai Kế hoạch và Đề án sản xuất đến tận hộ, công tác tiếp thu kỷ thuật sản xuất nhân dân còn xem nhẹ, thiếu quan tâm.

- Một số thành viên Ban chỉ đạo  thiếu sâu sát với các đơn vị  được phân công;

- Sự thỏa mãn và nhận thức còn hạn chế của một bộ phận người dân dẫn đến chính người dân thiếu trách nhiệm với phát triển sản xuất của chính mình.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NĂM 2023

I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CƠ CẤU SẢN XUẤT NĂM 2023

Tập trung phát triển sản xuất Nông nghiệp theo đúng tinh thần Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 28/9/2021 của BCH Huyện Đảng bộ:

Về Trồng trọt: Tích tụ ruộng đất phả ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn ở HTX Thanh Quang với diện tích trên 10 ha tại đồng Ao thôn Đồng Quang

Chú trọng đưa các tiến bộ KHKT vào sản xuất, xây dựng các mô hình theo hướng công nghệ cao, công nghệ sinh học, cài đặt Nông nghiệp số vào sản xuất trên các mô hình sản xuất rau, dưa công nghệ cao. Sản xuất phải gắn với tích tụ ruộng đất và Đề án phát triên kinh tế Nông nghiệp – nông thôn giai đoạn 2022-2025, tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực hướng tới hình thành các sản phẩm OCOP.

Về chăn nuôi: Tập trung phát triển tổng đàn gia súc, gia cầm theo hướng gia trại, trang trại, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học đi đôi với đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn dịch bệnh.

II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU (Chi tiết có phụ lục kèm theo)

          1. Về Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng 1005,1 ha.

- Cây Lúa: Diện tích 365 ha, năng suất bình quân 57.808 tạ/ ha, sản lượng 2110 tấn trong đó vụ Xuân 315 ha, năng suất bình quân 60 tạ/ha, Sản lượng 1890 tấn. Hè thu 50 ha, năng suất 45 tạ/ha, sản lượng 220 tấn

-Cây Ngô: Diện tích 320 ha, năng suất BQ = 41.25 tạ/ ha; sản lượng: 1320 tấn. Trong đó: Vụ Xuân 150 ha, năng suất 43 tạ/ha; Vụ Hè thu 70 ha, năng suất 40 tạ/ha, vụ Đông: 100ha, năng suất: 40 tạ/ha;

- Cây đậu: Diện tích 110ha, năng suất: 12tạ/ha, sản lượng: 132 tấn.

- Cây Lạc: Diện tích 150ha năng suất 32 tạ/ha, sản lượng 480 tấn.

- Khoai lang: 15 ha năng suất bình quân 7 tấn/ha. Sản lượng 84 tấn

- Rau các loại: 40 ha

- Vừng 5 ha.

- Dưa lưới 0.1 ha.

2. Về chăn nuôi:

- Tổng đàn :  Trâu bò bê nghé 3430 con; Lợn 950 con; Gia cầm 66.000 con.

3. Xây dựng mô hình:

- Xây dựng mới 6 MH: 01 vừa, 5 nhỏ.

 - Cải tạo chỉnh trang  140 vườn hộ.

- Xây dựng 9 vườn mẫu.

4. Về nuôi trồng thủy sản: 47,8 ha sản lượng 111 tấn.

5. Về Lâm nghiệp:

 Trồng mới 5 ha rừng nguyên liệu, 500 cây phân tán,

6. Về Thuỷ lợi: Xây mới 0,28 km dự án ở HTXVĩnh Thành, nâng cấp tu sửa 0.5 km, nạo vét kênh mương,  khơi thông tiêu úng dòng chảy 13 km.

7. Về phát triển HTX, tổ hợp tác: Chỉ đạo các HTX tổ chức đại hội kiện toàn củng cố hoạt động sản xuất kinh doanh, và thực hiện tốt  hoạt động của các HTX Nông nghiệp theo luật HTX năm 2012; Duy trì hoạt động có hiệu quả ở các THT.

8. Về đào tạo nghề cho lao động nông thôn:

Hợp đồng, phối hợp với các Trung tâm đào tạo nghề trong và ngoài huyện tổ chức 1-2 lớp đào tạo nghề .

9. Quản lý vật tư nông nghiệp,Tiêm phòng dịch bệnh, VSATTP, Kiểm soát giết mổ gia súc:

- Quản lý VTNN, VSATTP: Thường xuyên tổ chức kiểm tra, xây dựng Kế hoạch quản lý từ đầu năm, quản lý hệ thống sản xuất, kinh doanh VTNN, ATVSTP nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn theo quy định hiện hành.

- Tiếp tục tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ cho các hộ SXKD, ATVSTP các mặt hàng trên địa bàn.

- Tiêm phòng dịch bệnh và Kiểm soát giết mổ: Tỷ lệ tiêm phòng trên đàn gia súc trên 80%; tỷ lệ các hộ giết mổ gia súc trên địa bàn vào lò đạt 100%; Hạn chế thấp nhất dịch bệnh xẩy ra.

10. Về Ứng dụng Công nghệ cao, công nghệ sinh học trong sản xuất:

Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất chăn nuôi, lúa, rau màu, cây ăn quả, phát triển kinh tế trang trại trồng trọt, chăn nuôi theo chuổi giá trị và quy trình khép kín tiên tiến nhằm nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế.

11. Cơ chế chính sách: Tiếp tục tuyên truyền vận động để nhân dân tiếp cận chính sách theo quyết định 272/QĐ- UBND của UBND huyện, Nghị quyết 51 của HĐND tỉnh và Nghị Quyết HĐND xã.

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Giải pháp tổ chức thực hiên kế hoạch sản xuất Nông nghiệp năm 2023 sẽ được triển khai cụ thể,  chi tiết tại đề án sản xuất của từng thời vụ trong năm.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. UBND xã Ban hành và triển khai Kế hoạch, các Đề án sản xuất theo mùa vụ, cơ chế hỗ trợ sản xuất, tăng cường chỉ đạo kiểm tra các thôn hoàn thành các chỉ tiêu được giao. BCĐ sản xuất theo chức năng nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm  bám sát thôn xóm để chỉ đạo, đôn đốc và hướng dẫn.

2.Trực BCĐ sản xuất, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị triển khai kế hoạch sản xuất và chỉ đạo thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch năm 2023.

3. Ngoài các giống lúa được nhà nước hỗ trợ, các HTX nông nghiệp tổ chức liên kết với các công ty giống có uy tín, đảm bảo chất lượng. Có hợp đồng kinh tế chặt chẽ và cam kết bảo hành giống để cung ứng đầy đủ và đúng các loại giống có năng suất và chất lượng cao, vật tư phân bón đảm bảo chất lượng, Xây dựng, sữa chữa kênh mương, hồ đập để thực hiện việc tưới, tiêu đảm bảo cho các vụ sản xuất.  tiếp tục phối với TTCGCN huyện  tổ chức tập huấn đến hộ dân.

4.  Đề nghị UBMT Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể: Hội Phụ nữ, thanh niên, Hội Nông dân, Hội CCB, Đoàn thanh niên vận động hội viên, đoàn viên tham gia thực hiện tốt Kế hoạch sản xuất nông nghiệp 2023.

5. Đài truyền thanh thực hiện tốt công tác tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của xã về các đường lối, chủ trương, chính sách và Kế hoạch sản xuất nông nghiệp 2023,; Đề án sản xuất vụ Xuân 2023 để nhân dân nắm chắc và thực hiện.

6. Các thôn căn cứ chỉ tiêu kế hoạch của xã để triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2023 của thôn mình sát thực tế, đồng thời triển khai cụ thể tới các hộ sản xuất. Yêu cầu tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra; Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc bà con nông dân thực hiện tốt Kế hoạch và quy trình sản xuất, đặc biệt là lịch thời vụ, phương thức cấy, bộ giống chất lượng và làm tốt công tác quy hoạch vùng sản xuất./.

Nơi nhận:

- Phòng NN&PTNT;

- Thường trực Đảng ủy, HĐND

- Thành viên BCDD sản xuất

- Các HTX nông nghiệp, các thôn

- Lưu: VT/UBND.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Lê Văn Huế

Tệp đính kèm


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Bản đồ hành chính
 Liên kết website
 Bình chọn
Thống kê: 134.875
Online: 9