I.VĂN BẢN TRUNG ƯƠNG

1. Điều kiện mới để doanh nghiệp phát hành trái phiếu không chuyển đổi

Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/02/2019.

Theo đó, đối với trái phiếu không chuyển đổi hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền thì điều kiện để phát hành là:

- Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần hoặc công ty TNHH được thành lập và có thời gian hoạt động tối thiểu từ 01 năm kể từ ngày được cấp lần đầu:

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; đăng ký kinh doanh;

+ Giấy phép có giá trị tương đương theo quy định.

(Hiện tại chỉ yêu cầu là doanh nghiệp có thời gian hoạt động tối thiểu 01 năm kể từ ngày chính thức hoạt động)

- Có phương án phát hành trái phiếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận theo quy định;

- Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định;

Ngoài ra, quy định thêm những điều kiện mới so với quy định hiện hành như:

- Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định;

- Đảm bảo tuân thủ giới hạn về số lượng nhà đầu tư khi phát hành, giao dịch trái phiếu theo quy định;

- Thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành (nếu có).

2. 05 điều kiện để chuyển đổi từ chứng từ điện tử sang chứng từ giấy

Từ ngày 10/02/2019, Nghị định 165/2018/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính chính thức có hiệu lực thi hành.

Theo đó, việc chuyển đổi từ chứng từ điện tử (CTĐT) sang chứng từ giấy phải đáp ứng đủ 05 điều kiện (so với quy định hiện hành chỉ yêu cầu đáp ứng 03 điều kiện) thì mới được chuyển đổi, đơn cử như:

- Phản ánh đầy đủ, chính xác nội dung của CTĐT;

- Có thông tin thể hiện CTĐT đã được xử lý trên hệ thống thông tin và tên của hệ thống thông tin hoặc tên của chủ quản hệ thống thông tin;

- Có mã định danh của CTĐT để phục vụ việc tra cứu, xác minh thông tin hoặc có họ tên, chữ ký của người thực hiện chuyển đổi;

- Tra cứu được tại bất kỳ thời điểm nào trong thời gian hệ thống thông tin hoạt động bình thường;…

3. Nguyên tắc kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng

Theo Nghị định 164/2018/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/02/2019), việc kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước, góp phần củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, nâng cao sức mạnh chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của Quân đội;

- Huy động sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và hệ thống chính trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

- Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hoạt động quốc phòng với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội; xác định rõ mục tiêu trước mắt và lâu dài;

- Hoạt động kết hợp phải được thực hiện trong cả quá trình từ giai đoạn lập, thẩm định đến triển khai thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong từng công trình, từng dự án phát triển kinh tế - xã hội theo vùng, lãnh thổ;

- Trong tất cả các ngành, lĩnh vực nền kinh tế quốc dân của bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân liên quan;

- Xác định rõ trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương trong hoạt động kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng.

Thủ tướng phê duyệt kế hoạch tổng thể về nhu cầu quốc phòng và khả năng kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh.

4. Phân loại các vùng hạn chế khai thác nước dưới đất

Từ ngày 10/02/2019, Nghị định 167/2018/NĐ-CP quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất ở các vùng chứa nước ngọt bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Theo đó, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất (sau đây gọi tắt là vùng hạn chế) được phân loại bao gồm các vùng: Vùng hạn chế 1; Vùng hạn chế 2; Vùng hạn chế 3; Vùng hạn chế 4; Vùng hạn chế hỗn hợp.

Mỗi vùng hạn chế quy định nêu trên bao gồm một hoặc một số khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất (sau đây gọi tắt là khu vực hạn chế) quy định tại khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước.

Đối với các vùng hạn chế đã được phê duyệt trước ngày 10/02/2019 mà phù hợp với quy định của Nghị định 167/2018 thì tiếp tục thực hiện; trường hợp không phù hợp thì UBND cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với quy định của Nghị định 167/2018 trước ngày 31/12/2020.

Các tổ chức, cá nhân chưa thực hiện hoặc đang thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà đến ngày 10/02/2019 vẫn chưa hoàn thành thì tiếp tục thực hiện.

5. Ban hành danh mục 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia

Nội dung đáng chú ý này được quy định tại Thông tư 37/2018/TT-BNNPTNTvề danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia.

Theo đó, 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia được hỗ trợ theo Nghị định 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 bao gồm:

- Gạo; Cà phê; Cao su; Điều; Hồ tiêu;

- Chè; Rau, quả; Sắn và sản phẩm từ sắn;

- Thịt lợn; Thịt và trứng gia cầm;

- Cá tra; Tôm; Gỗ và sản phẩm từ gỗ.

Thông tư 37/2018/TT-BNNPTNT bắt đầu có hiệu lực từ ngày 08/02/2019.

6. Quy định mới về thời gian tập sự đối với giáo viên, giảng viên    

Từ ngày 08/02/2019, Thông tư 31/2018/TT-BGDĐT về thời gian tập sự theo chức danh nghề nghiệp giáo viên, giảng viên trong các cơ sở giáo dục công lập bắt đầu có hiệu lực.

Theo đó, để được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên/giảng viên, người trúng tuyển phải thực hiện thời gian tập sự trong các trường hợp cụ thể như sau:

- Tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp giảng viên hạng III, giáo viên THPT hạng III, giáo viên dự bị đại học hạng III phải thực hiện thời gian tập sự 12 tháng (quy định hiện hành giáo viên THPT chỉ cần tập sự 9 tháng);

- Tuyển dụng vào chức danh giáo viên THCS hạng III phải thực hiện thời gian tập sự 9 tháng;

- Tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng IV, giáo viên tiểu học hạng IV phải thực hiện thời gian tập sự 6 tháng.

Thời gian tập sự trên áp dụng kể từ ngày 15/01/2019, những trường hợp tuyển dụng trước ngày 15/01/2019 thì thực hiện theo quy định tại Thông tư 05/2016/TT-BGDĐT ngày 21/3/2016.

7. Chế độ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ

Kể từ năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/4/2019, các doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ thực hiện chế độ kế toán theo quy định tại Thông tư 132/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính; theo đó:

Các doanh nghiệp siêu nhỏ không bắt buộc phải bố trí người làm Kế toán trưởng; nếu có bố trí thì doanh nghiệp vẫn được phép thuê dịch vụ làm Kế toán trưởng.

Các doanh nghiệp siêu nhỏ là đối tượng nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thì không bắt buộc phải lập báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế.

Doanh nghiệp siêu nhỏ có quyền lựa chọn áp dụng chế độ kế toán cho doanh nghiệp mình theo quy định của Thông tư 132 hoặc Thông tư 133/2016/TT-BTCvề chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thông tư 132 có hiệu lực từ ngày 15/02/2019.

8. Điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH

Thông tư 35/2018/TT-BLĐTBXH quy định về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/02/2019; theo đó:

Mức điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng BHXH bắt buộc của NLĐ theo chế độ tiền lương nhà nước và theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định sẽ thực hiện theo quy định tại Bảng 1 Điều 2.

Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH tự nguyện của đối tượng tham gia BHXH tự nguyện sẽ thực hiện theo quy định tại Bảng 2 Điều 3.

Các mức điều chỉnh nêu trên được áp dụng từ ngày 01/01/2019.

9. Huấn luyện và diễn tập về phòng thủ dân sự tại địa phương

Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định về việc huấn luyện, diễn tập phòng thủ dân sự (PTDS) cho các đối tượng không thuộc các lực lượng PTDS sự tại cấp tỉnh, huyện, xã và cơ quan, tổ chức được thực hiện như sau:

- Sinh viên, học viên, học sinh đào tạo trong các học viện, nhà trường, cơ quan đoàn thể ở các cấp: Thời gian huấn luyện về PTDS được lồng ghép thực hiện trong chương trình giáo dục QP - AN của từng năm học.

- Cán bộ, đảng viên, công chức, chức sắc, chức việc tôn giáo học tập về PTDS được lồng ghép thực hiện trong chương trình bồi dưỡng kiến thức QP - AN, thời gian ít nhất 05% tổng số thời gian bồi dưỡng kiến thức quốc phòng của từng đối tượng.

- Các bộ, ngành TW, địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức diễn tập phòng thủ dân sự 01 lần/05 năm; lồng ghép nội dung diễn tập phòng, chống ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn vào diễn tập PTDS.

Nghị định 02/2019/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 16/02/2019.

II. VĂN BẢN CỦA TỈNH

1. Quyết định số 08/2019/QĐ-UBND ngày 28/01/2019 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc ủy quyền xác định giá đất cụ thể trên địa bàn tỉnh

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 11/02/2019.

2. Quyết định số 08/2019/QĐ-UBND ngày 28/01/2019 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc  bãi bỏ Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND ngày 16/01/2006 của UBND tỉnh Hà Tĩnh quy định phân cấp quản lý, cấp phát, chi trả kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2019

3. Quyết định số 10/2019/QĐ-UBND ngày 28/01/2019 của UBND tỉnh Hà Tĩnh Ban hành quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú, hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 10/02/2019 và thay thế QĐ só 80/2014/QĐ-UBND ngày 20/11/2014 của UBND tỉnh Hà Tĩnh.

4. Quyết định số 08/2019/QĐ-UBND ngày 28/01/2019 của UBND tỉnh Hà Tĩnh quy định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2019 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 11/02/2019.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
     Bình chọn
    Thống kê: 137.060
    Online: 1